Người làm nghề dịch công chứng và những nỗi niềm riêng
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Vẫn thuộc loại hiếm gặp nên mảng dịch công chứng vẫn còn rất mơ hồ với nhiều người, có cái khó cái dễ và những người làm nghề dịch công chứng không phải không có những nỗi niềm riêng cần chia sẻ.
Chúng ta có thể nói rằng những người làm nghề dịch thuật cũng là một nhà văn, đó gọi là nghề của ngôn từ, nghề của câu chữ như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: “Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để mà sự sinh”. Dịch công chứng không chỉ yêu cầu người dịch phải thành thạo trong cách dùng từ, biết diễn đạt câu chữ sao cho dễ hiểu mà còn phải có một kiến thức uyên thâm và sự sang tạo trong cách viết của mình.
Chuyên môn cao và hiểu chuyện đời là những gì mà người làm nghề dịch công chứng cần có.
Ở lần này xin phép chỉ được nói về khía cạnh ngôn ngữ trong nghề. Một bài dịch công chứng được chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cần phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là dùng ngôn từ làm sao cho người đọc có thể hiểu được và truyền tải được đúng ngụ ý, ngữ cảnh mà bản gốc đã có. Một câu hỏi đặt ra là với những người hành nghề dịch công chứng, đặc biệt với những người trẻ , làm sao có được một vốn ngôn ngữ phong phú để có thể chuyển ngữ một cách thân thực, sống động, hấp dẫn?
Dịch công chứng không phải là chuyện dễ dàng
Đối với một vài cá nhân, khi dịch công chứng một tài liệu, văn bản nào đó thì cần có hứng thú, mà ta thì chẳng thể điều khiển hứng thú đến với bản thân mình được. Oái oăm hơn nữa là cảm hứng đó chỉ xuất hiện một khoảng thời gian ngắn ngủi. Công việc dịch công chứng như một dịch giả nếu không có khả năng viết lách thì văn bản dịch của họ trở nên thô kệch và chẳng thể nào phát triễn khả năng của bản thân được. Ngoài ra, còn có khâu cuối cùng là xin con dấu công chứng cho bản dịch, phần này mang tính xã hội nhiều hơn là chuyên môn ngoại ngữ, rất hao tốn thời gian nếu không rành rẽ, mọi người có thể đã thấy rất nhiều mẫu quảng cáo giới thiệu khả năng dịch công chứng "siêu nhanh" như lấy ngay trong ngày hoặc tức thời, dựa vào đó mà cho rằng nghề này dễ làm thì đã sai lầm, bản chất của dịch công chứng lấy ngay là gì có lẽ nhiều người không rõ, chỉ là huyền hoặc vì trên thực tế nó khác xa với mường tượng trong đầu mà câu quảng cáo đó đem lại, khó làm được như lời hô hào vì cần khá nhiều yếu tố bên trong và rủi ro cũng không ít.Lại nói về chuyên môn ngôn ngữ, những bạn trẻ ngày nay đi theo con đường dịch công chứng cần phải xác định được rằng: “Tiêu chí của một văn bản thuyết phục: vừa cụ thể để đáng tin cậy, nhưng cũng phải vừa dễ hiểu để ai đọc cũng hiểu.”- theo Ann Handley. Cái dễ hiểu ở đây không chỉ dừng lại ở việc chọn cách dịch thuật, không đơn thuần là thế, mà còn là tự chỉnh sửa kỹ năng dịch công chứng của bản thân cho đến cách đặt câu, dùng dấu, biết vẽ lên mọi màu sắc bằng ngôn từ riêng mình. Nếu các bạn trẻ theo nghề dịch công chứng chỉ muốn dừng sự nghiệp của mình lại ở những tài liệu mang tính khuôn khổ và chẳng cần phải trau dồi thêm kiến thức thì có lẽ điều hiển nhiên là các bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ.
Người làm nghề dịch công chứng trau kỹ năng và phát triển bản thân như thế nào?
Có một câu nói nổi tiếng mà tôi rất thích đó là : “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám dước đi thì không khác nào chân đã gãy”. Dịch công chứng và viết ra không phải là chuyên dễ, đặc biết là đối với các chuyên ngành không thuộc sự hiểu biết của người dịch. Những biên dịch trẻ tuổi nếu như muốn có một tương lai, nếu như muốn có một thu nhập tốt, muốn trở thành một biên dịch tốt thì nên đọc thêm nhiều sách, báo chuyên ngành để mở rộng lĩnh vực am hiểu. Biết đâu bất ngờ một ngày nào đó bạn sẽ mạnh dạn bước đến và tiếp cận với những tài liệu dịch công chứng thuộc chuyên ngành mà bạn đã tìm hiểu, đã có kiến thức mà dĩ nhiên mang lại thu nhập cao hơn nhiều những tài liệu bình thường.
Đa ngôn ngữ là cái khó đầu tiên mà nghề dịch công chứng phải đối mặt.
Để có vốn ngôn từ dịch công chứng phong phú, mỗi biên dịch viên cần phải đọc sách càng nhiều càng tốt những ngành mà bạn có thể, thậm chí đọc cả Lịch sử, Địa lý... thứ mà bạn không hề thích để làm sao, “đụng” đến lĩnh vực nào là chúng ta có ngay vốn từ về lĩnh vực đó để mà dịch. Những người dịch công chứng tài liệu, văn bản thuộc các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, giáo giục, y tế, luật pháp, nếu không phải tốt nghiệp các trường kinh tế, y tế, trường luật..., thì phải tự trang bị cho mình ngôn ngữ của những chuyên ngành này để hiểu, để vận dụng mà dịch cho chính xác. Sách chính là tinh hoa, là tài sản vô cùng quý báu, hãy cố gắng trau dồi biết đâu ngày nào đó bạn sẽ là người truyền tải một kiến thức to lớn cho người Việt bằng cách dịch công chứng điêu luyện và chuyên sâu của bạn.
Tính khuôn khổ và khắt khe trong dịch công chứng
Có nhiều người nói dịch công chứng luôn tuân theo một khuôn khổ. Tuy nhiên, thực tế khuôn khổ đó chỉ áp dụng đối với những tài liệu mang tính pháp lý. Đối với những tài liệu, văn bản viết nếu chỉ rập khuôn trong một vốn ngôn ngữ nhất định, nếu “kho” ngôn ngữ của anh không được thường xuyên bổ sung, thì sẽ rất khó để dịch thuật ra một văn bản có sức thu hút và đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Những bạn trẻ đang hành ngề dịch công chứng vượt cần phải vượt qua được sự đơn điệu, mòn cũ, xơ cứng của ngôn ngữ, cũng có nghĩa là phải vượt lên chính bản thân mình. Dù ở đây chỉ xoáy vào phần chuyên môn ngôn ngữ nhưng vẫn phải nhắc lại một chút vai trò của dịch công chứng, quan trọng và phức tạp đến mức nào vì tính pháp lý mà nó cần có, sẽ rất gay go nếu bản dịch đúng mà công chứng sai phạm hoặc cả hai cùng tồi tệ.Dịch công chứng từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác là cầu nối giữa văn hóa và kiến thức của hai quốc gia. Nếu cái cầu này ọp ẹp, chênh vênh, yếu ớt, mục rỗng thì thì qua cầu thụt chân chứ không phải chuyện chơi. Trước mắt tuyệt đối tránh tình trạng như hiện nay, một số người dùng tiếng nước ngoài mà không hiểu tiếng nước ngoài, dùng như “trưởng giả học làm sang”, không những không nâng được giá trị của bài dịch công chứng, mà trái lại, còn khiến người đọc khó hiểu, khó chịu.
Tóm lại, nghề dịch công chứng sự hấp dẫn có chăng, là ở cái quyền làm người trung gian. Một bản dịch uyển chuyển, hài hoà giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ gốc phải cần trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng mới cho ra được. Dịch giả Trương Chính có nói như thế này: Muốn dịch cho hay thì phải hình dung được trong tình huống như thế, người Việt nói như thế nào có như thế thì bản dịch mới thật sự hoàn thiện.
Thanh Thái Plus